Tình hình trước cuộc chiến Lịch_sử_quân_sự_Úc_trong_Chiến_tranh_thế_giới_thứ_hai

Hình ảnh năm người đàn bà tiễn chồng con từ hải cảng Melbourne theo Sư đoàn 6 ra trận - tháng 12 năm 1939

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1932, kinh tế Úc bị trì trệ và ngân khoảng dành cho phát triển quân sự bị cắt giảm. Chính phủ Úc lúc bấy giờ theo chính sách ngoại giao của Anh quốc, nhận bang giao với Đức Quốc xã với điều kiện Đức phải tôn trọng lãnh thổ và quyền độc lập của Ba Lan.[2] Khi quân Đức không chịu rút khỏi Ba Lan, chính phủ Anh tuyên chiến với Đức.[3] Chính phủ Úc cũng lập tức tuyên chiến với Đức ngày 3 tháng 9 năm 1939. Mặc dù không ai ham thích tham dự cuộc chiến ở khu vực quá xa quê nhà, chính phủ Úc phải theo phe Anh vì Úc phụ thuộc thế lực quân sự Anh trong tình hình an ninh tại Thái Bình Dương.[4]

Khi tuyên chiến, quân lực Úc còn rất trẻ và yếu ớt. Trong ba quân chủng, Hải quân Úc được coi là khá nhất trong tư thế chuẩn bị mặc dù chỉ có 2 tuần dương hạm nặng, 4 tuần dương hạm nhẹ, 2 tàu hộ tống, 5 khu trục hạm cũ kỹ và vài chiếc ghe xuồng quân đội nhỏ.[5] Lục quân Úc chỉ có 3.000 lính tại ngũ và 80.000 lính dân sự trừ bị. Không quân Úc còn tệ hơn nữa, chỉ có 246 máy bay, phần lớn là loại cũ.[6] Chính phủ Úc tăng ngân khoảng quân sự, gửi phi công sang tăng cường cho không quân Đồng Minh nhưng chưa cho lực lượng quân đội đi đánh viễn chinh vì còn đang lo ngại Nhật Bản rình rập.[7]

Quân Úc nổ súng lần đầu tiên vài giờ sau khi tuyên chiến. Đại bác tại đồn Queenscliff bắn cảnh cáo khi một tàu Úc toan rời Melbourne khi chưa được phép nhổ neo.[8] Ngày 10 tháng 10 năm 1939, một chiếc máy bay Short Sunderland thuộc Phi đoàn 10 Không quân Úc đang nằm tại Anh để tu sửa được cho ra chiến đấu tại Tunisia.[9]

Bích chương quảng cáo kêu gọi dân Úc nhập ngũ

Ngày 15 tháng 9 năm 1939, Thủ tướng Úc Robert Menzies công bố thành lập Lực lượng Đế quốc số 2 của Úc (Australian Imperial Forces - AIF). Lực lượng quân đội viễn chinh này gồm 20.000 lính - thuộc 1 sư đoàn lục quân (Sư đoàn 6) và các đơn vị trực thuộc. Lực lượng AIF là lực lượng viễn chinh, hoạt động riêng rẽ, không liên hệ trực tiếp với lực lượng quốc phòng dự bị Úc (Australian Army Reserve hay Citizen Military Forces - CMF) và không nhận thuyên chuyển quân lính từ CMF.

Ngày 15 tháng 11, Menzies ra lệnh tổng động viên, bắt đầu cuộc bắt buộc nhập ngũ từ ngày 1 tháng 1 năm 1940.[10] Cuộc động viên phát triển nhanh chóng và đến tháng 3 năm 1940, một trong 6 người trong tuổi quân đội đã đăng ký và mức nhập ngụ tăng vọt lên sau khi Đức tấn công và chiếm nước Pháp vào tháng 6 năm 1940. Tuy lý do nhập ngũ khác nhau, phần lớn là do tinh thần bảo vệ tổ quốc và mẫu quốc, Đế quốc Anh.[11]

AIF tạo lập các đơn vị chủ lực trong năm 1939 - 1941. Sư đoàn 6 Lục quân Úc được lập ra vào tháng 10 năm 1939. Đầu năm 1940 khi được Anh Quốc trấn an rằng Nhật sẽ không mở cuộc xung đột phía nam Thái Bình Dương, chính phủ Úc quyết định đưa Sư đoàn 6 sang Pháp để thao dợt vũ trang dưới chỉ huy của quân đội viễn chinh Anh. Nhưng chưa sang kịp thì Pháp đã thất trận lọt vào tay quân Đức, Sư đoàn 6 được đưa sang trung Đông.[12] Sư đoàn 7, 8 và 9 Lục quân Úc được dựng lên đầu năm 1940, ngoài ra còn có thêm bộ chỉ huy Quân đoàn 1 và một số lực lượng nhỏ khác. Sư đoàn 1 Thiết giáp Úc cũng được dựng lên nhưng không rời khỏi nước Úc.[13]

Chính phủ Úc lúc đầu dự tính đưa toàn bộ lực lượng không quân Úc ra nước ngoài, nhưng sau đó quyết định chú trọng tiềm lực vào huấn luyện và tăng cường khả năng tác chiến của không quân Đồng Minh Anh.[14] Cuối năm 1939, Úc và các nước thuộc khối Thịnh vượng chung Anh thiết lập Dự án Huấn luyện Không quân Đế quốc (Empire Air Training Scheme - EATS) để huấn luyên phi công tác chiến cho không quân Anh và Đồng Minh. Gần 28.000 người Úc được EATS huấn luyện tại Úc, CanadaRhodesia. Một số phi công Úc gia nhập Phi đoàn Article XV của Úc, phần lớn theo các phi đoàn không quân Anh và các đơn vị Đồng Minh khác. Những phi công này không thuộc chỉ huy không quân Úc.[15] Vì vậy sử gia Úc thường chỉ trích chính sách huấn luyện EATS đã làm trì trệ sức phát triển của không quân Úc.[16] Phi công Úc tốt nghiệp từ EATS chiếm khoảng 9% tổng số phi công Đồng Minh tham gia chiến đấu tại nhiều mặt trận của Chiến tranh thế giới thứ hai.[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_quân_sự_Úc_trong_Chiến_tranh_thế_giới_thứ_hai http://ajrp.awm.gov.au/ajrp/ajrp2.nsf/088031725e45... http://ajrp.awm.gov.au/ajrp/remember.nsf/pages/NT0... http://www.awm.gov.au/atwar/remembering1942/dday/i... http://www.awm.gov.au/events/conference/2001/coope... http://www.awm.gov.au/events/conference/2003/clark... http://www.awm.gov.au/events/conference/2003/stanl... http://www.awm.gov.au/histories/second_world_war/v... http://www.awm.gov.au/histories/second_world_war/v... http://www.awm.gov.au/histories/second_world_war/v... http://www.awm.gov.au/histories/second_world_war/v...